1. Lĩnh vực hoạt động của Viện:
– Y học dân tộc, cổ truyền (5.2.26);
– Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc nam; Thuốc dân tộc (5.4.3);
– Dược học cổ truyền (5.4.6)./.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Viện:
2.1. Chức năng:
Tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động dịch vụ KH&CN trong lĩnh vực Y học dân tộc, cổ truyền; Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc nam; Thuốc dân tộc; Dược học cổ truyền.
2.2. Nhiệm vụ:
– Nghiên cứu khoa học
+ Nghiên cứu thuốc điều trị một số bệnh thủy sản và thuốc bảo vệ sinh học từ thực vật.
+ Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho con người.
+ Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu, kinh nghiệm sử dụng dược liệu trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; xác định những dược liệu có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao; thu thập nguồn gen, tiêu bản, mẫu vật của dược liệu làm thuốc;
+ Nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, phân bố, trữ lượng và khả năng thích nghi với vùng sinh thái của dược liệu; xây dựng các quy trình khai thác bền vững dược liệu tự nhiên theo tiêu chí Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên (GACP) do Bộ Y tế ban hành và quy hoạch các vùng khai thác; nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển các loài làm thuốc;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên dược liệu về đặc điểm nông sinh học, hóa học, tác dụng sinh học, dược học và kinh nghiệm sử dụng dược liệu của cộng đồng các dân tộc trên cả nước;
+ Nghiên cứu di thực, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu; nghiên cứu tuyển chọn giống, tạo giống mới, phục tráng giống, xây dựng tiêu chuẩn giống; nghiên cứu quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất giống dược liệu; nghiên cứu quản lý dịch bệnh hại trên cây dược liệu; nghiên cứu xây dựng quy hoạch các vùng trồng phát triển dược liệu tập trung; tổ chức khảo nghiệm và công bố bảo hộ giống dược liệu;
+ Nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu; nghiên cứu bán tổng hợp, tổng hợp các hoạt chất có hoạt tính sinh học làm nguyên liệu sản xuất thuốc; chiết tách và phân lập các hợp chất làm chất chuẩn, chất đối chiếu; xây dựng các phương pháp và quy trình công nghệ chiết, tách các hoạt chất từ dược liệu
+ Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế, chế biến dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu; nghiên cứu hiện đại hóa các bài thuốc cổ truyền; nghiên cứu giải pháp thiết kế, chế tạo, lắp đặt các dây truyền công nghệ chiết xuất, chế biến dược liệu và bào chế các dạng sản phẩm từ dược liệu;
+ Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu; nghiên cứu, xây dựng các phương pháp phân tích hóa học, sinh học,… phục vụ xây dựng tiêu chuẩn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu;
+ Nghiên cứu tác dụng sinh học của dược liệu và các hợp chất từ dược liệu; nghiên cứu tác dụng dược lý và xây dựng các mô hình dược lý thực nghiệm đánh giá chất lượng, đánh giá độ an toàn của dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu;
+ Chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
– Đào tạo chuyên môn:
+ Tham gia đào tạo nhận biết cây thuốc, phương pháp nghiên cứu cây thuốc, quy trình nấu cao dược liệu, chưng cất tinh dầu, nhân giống và trồng cây thuốc,…;
+ Tham gia đào tạo đại học và các loại hình đào tạo khác liên quan đến dược liệu như thực vật dược, dược liệu;
+ Tham gia đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý, khai thác, sử dụng, nghiên cứu phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu cho cán bộ làm công tác dược liệu.
+ Biên soạn và in ấn các ẩn phẩm, tài liệu tham khảo…
– Bảo tồn cây thuốc Việt Nam:
Xây dựng vườn cây thuốc mẫu nhằm góp phần bảo tồn cây thuốc Việt Nam với khoảng 600 loài cây thuốc tại Ba Vì (Hà Nội), tham gia xây dựng vườn cây thuốc 300 loài tại Tây Hồ (Hà Nội) và khoảng 500 loài tại Củ Chi (Tp Hồ Chí Minh).
– Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu:
+ Xây dựng bộ dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu, bộ chất chuẩn và chất đối chiếu phục vụ công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu;
+ Phân tích, kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu
+ Tổ chức nghiên cứu khảo sát và đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường và theo nhu cầu của thị trường.
– Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ:
+ Tổ chức sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu;
+ Triển khai các dịch vụ khoa học và công nghệ để phát triển dược liệu;
+ Liên doanh, liên kết trong sản xuất giống dược liệu, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu; xuất nhập khẩu giống, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu theo quy định của pháp luật.
+ Làm tiêu bản cây thuốc: tiêu bản khô, mẫu ngâm tươi giữ màu, mẫu dược liệu, mẫu chuẩn;
+ Tư vấn phát triển vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn GACP, GAP, VietGAP, Organic;
+ Giám định tên khoa học cây thuốc;
+ Tư vấn công thức trà thảo mộc, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe…
– Hợp tác trong và ngoài nước:
+ Thiết lập và duy trì quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực dược liệu; tranh thủ các nguồn đầu tư của nước ngoài để phát triển Viện;
+ Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học, đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin khoa học và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dược liệu;
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế của Viện. Tổ chức, quản lý đoàn ra, đoàn vào; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, thông tin khoa học công nghệ về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và dược liệu như nhân giống, trồng trọt, công dụng, tác dụng sinh học, thành phần hóa học… của các cây thuốc, bài thuốc.
700 cây thuốc nam từ Bắc tới Nam hội tụ tại Thủ đô
Sau quá trình ăn rừng, ở rú, tháng 4 năm 2018, TS Ngô Đức Phương quyết định làm vườn thuốc nam trên nền bãi đất hoang cây dại mọc tự nhiên ở Ba Vì, Hà Nội.
Đến nay Vườn Thuốc nam là nơi “hội tụ” hơn 700 loài, trong đó đa số là những cây thuốc được thu thập từ nhiều nơi khác nhau về. Trong đó, có nhiều cây thuốc quý hiếm hoặc có giá trị sử dụng cao đã được trồng tại vườn như Bảy lá một hoa, Ba kích, Tắc kè đá, Khôi tía, Cát sâm, Giảo cổ lam, Hồi đầu thảo, Gừng đen, Tam thất nam, Dong riềng đỏ, Kim ngân hoa, Sói rừng, Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Na rừng, Đàn hương, Quế, Hồi, Kim giao, Vù hương, Khúng khéng, Thổ phục linh, Hoài sơn, Địa liền, Bình vôi, Xạ đen, An xoa, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng, Cà ấn, Trinh nữ hoàng cung, Náng hoa trắng, Sa nhân, Tì bà diệp, Mỏ quạ, Thiên môn đông, Xạ can, Me rừng, Sâm cau,…
Ngoài ra còn nhiều cây thuốc khác có thể được sử dụng làm rau ăn, thậm chí cả những loại rau rừng cũng có như: Giảo cổ lam, Bò khai, Rau mỏ, lá Sau sau, lá Nhội, Rau dớn, Cà dại, Mía dò, Bướm bạc, Vắng lá thuôn…
Để có được “gia tài” khổng lồ ấy, gần như đi tới đâu nếu thấy cây nào đó ở vườn chưa có mà có thể thu thập được nguồn gen (hạt, cành, rễ, củ,…) là Phương lại tìm cách mang bằng được về.
Đó là cây Tắc kè đá được Phương mang về sau chuyến đi công tác ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Thậm chí anh thu thập cả những cây thuốc vùng ven biển Nghệ An ra trồng như Sa sâm nam, Rau muống biển. Đó là cây mồng tơi tím được Phương lọ mọ mang về trong chuyến đi Cà Mau, hay 3 cây thiên môn chùm được đồng nghiệp tặng ở TP.HCM.
“Có chuyến về Nghệ An đi đào mấy gốc cỏ nến rất khó khăn, người với xe bốc mùi luôn”, Phương cười hài hước.
Vốn là dân nghiên cứu, chỉ biết cây thuốc mà không biết “cây ATM” nên dù có đủ lợi thế về kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về cây cỏ ở các vùng miền, phát triển một vài sản phẩm có hiệu quả sử dụng cao, nhưng Phương nói anh vẫn chưa giàu vì xét cho cùng gắn bó với cây cỏ là đam mê.
Với cộng đồng, chỉ cho người dân biết được giá trị của các cây thuốc có tại địa phương như bổ sung thêm công dụng mới đối với các cây thuốc mà họ đã biết, hoặc giới thiệu thêm các cây thuốc mà trước đây họ chưa từng biết nó là cây thuốc; hướng dẫn họ cách trồng, cách khai thác bền vững cây thuốc; thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để có thể bán dễ hơn, bán giá cao hơn; hướng dẫn cách sử dụng một số cây thuốc, bài thuốc để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn… với anh thế cũng là việc có ý nghĩa.
“Với cá nhân tôi thì được trải nghiệm, được đi khắp đây đó để tiếp xúc với nhiều người để hiểu thêm văn hóa và cuộc suống của mỗi nơi. Đặc biệt là được biết thêm về sự phân bố, trữ lượng, hiện trạng… của các cây thuốc ở từng địa phương, được học hỏi thêm các kiến thức về công dụng các cây thuốc, bài thuốc do người dân ở đó chia sẻ. Đó cũng là lý do mà tôi sẵn sàng khi có bạn bè hoặc ai đó rủ đi rừng, đến địa địa phương để khảo sát cây thuốc, thu thập thông tin,… là tôi sẵn sàng xách ba lô lên đường ngay”, TS Ngô Đức Phương nói
CÁC DỊCH VỤ CỦA VIỆN KHOA HỌC THUỐC NAM
+ Đào tạo nhận biết cây thuốc nam
+ Giám định tên khoa học cây thuốc
+ Tư vấn phát triển vùng trồng dược liệu
+ Tư vấn phát triển sản phẩm cssk
+ Cung cấp mẫu chuẩn cho nghiên cứu
+ Cung cấp thông tin cây thuốc
+ Tổng hợp thông tin cây thuốc, bài thuốc
+ Tiêu bản cây thuốc
+ Mẫu vật dược liệu